Một số cách chế biến nấm mèo thành những bài thuốc hay:
1. Chữa kinh nguyệt không đều, cao huyết áp:
- Cách làm: Ngâm 5gr nấm mèo với nước ấm cho nở ra rồi rửa sạch bụi, cát; lấy 5 quả đại táo bỏ hạt. Đem cả 2 nấu cháo với 100gr gạo tẻ loại ngon, khi chín cho thêm 1 ít đường phèn, dùng hết trong ngày.
- Công dụng: Tư âm nhuận phế, kiện tỳ chỉ huyết, bổ não cường tim và kháng ung – thích hợp cho những người bị ho lâu ngày, cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt k đều, cao huyết áp, bệnh mạch vành tim, xơ vữa động mạch, …
2. Xuất huyết ở tử cung:
Cách 1:
- Cách làm: Ngâm nước 200gr nấm mèo, rửa sạch rồi đem hầm với 100gr hồng táo cùng 2l nước, hầm cho thật mềm rồi cho thêm 250gr đường phèn, tắt bếp. Chia làm 7 phần, mỗi ngày dùng 1 phần vào sáng, chiều.
- Công dụng: bổ thận chỉ huyết, thích hợp cho phụ nữ bị xuất huyết tử cung, cơ năng thuộc thể thận hư.
Cách 2:
Nấm mèo khô, nghiền bột, mỗi ngày 2 lần (5-10 gr / 1 lần) dùng với đường đỏ + nước chín.
Lưu ý: Nếu kèm theo huyết áp cao có thể dùng: 30 gr nấm mèo, 20 gr đường đỏ. Nấu nhừ nấm mèo rồi cho đường đỏ vào, đánh nhuyễn, chia làm 2 dùng trong ngày. Công dụng: lương chỉ huyết, giáng hỏa.
3. Thiếu máu:
- Cách làm: lấy 15gr nấm mèo, 30 quả hồng táo. Rửa sạch, đem hầm thật nhừ, dùng hết trong ngày.
- Công dụng: dưỡng huyết điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu, phụ nữ bị băng lậu và khí hư.
4. Viêm phế quản mãn tính: Dùng 20gr nấm mèo, ngâm nước ấm, rửa sạch đem nấu với 20gr đường phèn, lấy nước dùng trong ngày hoặc đem nấu cahó với gạo nếp và hạt sen.
5. Cao huyết áp: Dùng 5 gr nấm mèo, 200gr đậu phụ, đem nấu canh dùng thường xuyên. Hoặc 6gr nấm mèo nấu với đường phèn, lấy nước uống trước khi đi ngủ.
6. Táo bón: Dùng 10 – 20gr nấm mèo trong món ăn.
- Lưu ý: Người bị viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mãn tính không nên dùng nấm mèo đen.
7. Tiểu đường: Nấm mèo + biển đậu, lượng bằng nhau, đem sấy khô tán bột, mỗi ngày dùng 9gr pha với nước chín.